Cẩm nang trồng rau

Kỹ Thuật Trồng Đậu Đũa Lùn

Ngày: 2024-04-27 7:36 AM | Xem: 4968
 

I. Giống:

 

Giống đậu đũa lùn (đậu đũa cây): thu hoạch ít lứa, không leo, trái ngắn 20-30cm, thịt chắc, ăn ngon và sai trái. Thời gian sinh trưởng 60-70 ngày.

- Giống đậu leo: thân sinht rưởng vô hạn, canh tác phải làm giàn. Thời gian sinh trưởng 90-110 ngày. Có 2 giống là giống móng chim, tái có màu xanh đậm, chót đuôi trái có điểm tím, hột màu đen; giống kia vỏ tráo màu xanh nhạt và hột màu trắng.

Hiện nay đa số trồng các giống mới cho năng suất cao của công ty giống Miền Nam, Trang Nông.

II. Kỹ thuật canh tác

Trồng quanh năm ở ĐBSCL.

1. Thời vụ gieo trồng

- Vụ chính Đông -Xuân: Gieo từ tháng 10 –11 dl, vụ này cho năng suất cao.

- Vụ Hè-Thu: Gieo từ tháng 5 –6 dl (vụ này năng suất thấp và nhiều sâu bệnh hại)/

2. Làm đất

Mùa mưa lên líp cao 15-20cm. Canh tác đậu đũa lùn gieo như các đậu khác. Khoảng cách 50x20cm. Lượng hột 40-50kg/ha. Đậu đũa bò trồng khoảng cách 70-100cm x 20-30cm. Lượng giống 20-25kg/ha.

3. Bón phân

Lượng phân bón cho 1 ha đậu như sau:

-Urea: 250-300kg

-Super lân: 300-400kg

-KCl: 150-200kg

-Phân hữu cơ: 10-15 tấn.

Cách bón và thời kỳ bón:

Ø  Bón lót: bón trước khi gieo hột. Dùng cuốc rạch hàng để bón phân trên líp xong lấp đất trước khi gieo. Bón toàn bộ phân hữu cơ, tro trấu, 150-200kg super lân và 30-40kg KCl.

Ø  Bón thúc:

-Tưới phân dậm: cây được 8-10 ngày tuổi, pha phân đạm nồng độ 2-4‰  tưới thúc để cây mọc nhanh.

-Rãi phân lần 1: khi cây được 15-20 ngày tuổi, kết hợp với làm cỏ vun gốc. Cuốc 1 bên mép của hàng đậu phía bên sẽ cắm cây làm giàn bón 50-60kg urê, phân lân còn lại, 30-40kg KCl và dùng cuốc lấp phân lại.

-Tưới phân dậm: Dùng urê nồng độ 3-5% tưới 2-3 lần giữa 2 lần bón rãi.

-Rãi phân lần 2: khi cây được 40-45 ngày, bón phân nuôi trái với lượng 40-50kg urê, 70-100kg super lân, 30-40kg KCl, rãi phân dọc theo bìa líp.

-Tưới phân dậm: phân urê và kali phối hợp pha tưới xen kẽ trong những lần thu trái để kéo dài thời gian thu hoạch trái, các lứa sau phát triển đều đặn, giảm số trái dị tật ở những đợt thu, có thể dùng NPK 16-16-8, không nên sử dụng đơn thuần phân urê.

Có thể sử dụng phân bón lá Bayfolan, HVP, Supermes,...phun định kỳ 7-10 ngày/lần (không sử dụng khi cây có bệnh trên lá hoặc ở gốc thân).

4. Chăm sóc

-Giậm hột: 5-7 ngày sau khi cấy

-Tỉa cây con: 10-15 ngày sau khi cấy tỉa chừa 2 cây/hốc

-Làm cỏ, vun xới: kết hợp với các lần bón phân thúc 2,3.

-Tưới nước: tưới bằng thùng vòi búp sen , mỗi ngày 2 lần vào buổi sang và buổi chiều. Tưới nhiều lúc ra hoa trái rộ. Nếu có điều kiện dùng phương pháp tưới thấm vì lúc nầy cây phát triển tối đa, bộ lá lớn, phiến lá to, cây yêu cầu nhiều nước. Thiếu nước cây phát triển kém, trái nhỏ, mau già nhiều xơ, giảm năng suất và phẩm chất trái tươi.

-Làm giàn: dùng sậy già hoặc sóng lá dừa dài 1,2m để cắm làm giàn khi cây bỏ vòi. Giàn cắm theo hình chữ X. Số lượng cây từ 40.000-50.000 cây/ha.

5. Phòng trừ sâu bệnh

5.1. Sâu hại:

- Ruồi đục lòn: có thể làm cho lá bị khô, giảm khả năng quang hợp. Trường hợp nặng có thể gây chết dây. Phun Basudin 50ND, Peran.

- Sâu dục trái: phá hại lúc trái non đang phát triển. Phòng trừ chỉ nên phun sớm thuốc Peran, Cyperan ở giai đoạn trổ hoa. Nên ngưng xịt thuốc trong thời kỳ thu trái.

- Rầy mềm, rầy nhớt: chích hút nhựa làm cho ngọn chùn đọt và lá bị vàng. 

 5.2. Bệnh hại

- Bệnh héo cây non : chủ yếu gây hại ở cây con. Gốc cây bệnh có phủ sợi nấm màu trắng, hạch nấm có đường kính 1-2mm màu nâu. Phòng ngừa nên xử lý đất trước khi gieo hột và rơm dùng để đậy phải lấy từ ruộng lúa không bị bệnh. Xử lý đất và rơm bằng Kitazin 50 ND nồng độ 0,2-0,3%, nên dùng phân hữu cơ hoai và tránh để đất úng nước

Bệnh héo Fusarium: bệnh thường xuất hiện sớm khi cây mới mọc mầm. Nấm tồn tại trong đất 5 năm, do đó nếu trồng liên tục đậu sẽ làm gia tăng số nấm mỗi năm.

Bệnh đốm vi khuẩn: bệnh gây các đốm cháy rộng trên lá, trái đậu có những đốm nhỏ, xanh nhạt, nhũn nước, sau đó trở nên nâu và khô, trái có hình dạng bất thường.

Bệnh đốm lá: do nấm gây ra. Nấm phát triển ở mặt dưới là và nơi vết bệnh có thể rách lá.

Bệnh phấn trắng: bệnh thường phát triển vào giai đoạn cuối thu hoạch. Đốm mất màu, dần dần chuyển thành trắng xám, lá non cuốn lại, chuyển sang vàng và rụng, trái còi cọc.

6. Thu hoạch

Đậu đũa lùn cho thu hạoch từ 45-50 ngày và đậu đũa bò từ 55-60 ngày sau khi gieo. Đậu cho thu hoạch kéo dài từ 30-45 ngày, 1-3 ngày thu 1 lần. Năng suất trung bình có thể đạt từ 18-20 tấn/ha

 


* Mời quý độc giả theo dõi các bài viết, Sản phẩm liên quan trên Fanpage FB/trongrautainha.vn !

Bài viết liên quan
Bạn nên xem !
  • Kỹ Thuật Trồng Cây Rau Ngót

    2015-06-02 6:45 PM

    - Thuộc cây thân gỗ, mọc thẳng đứng, phân nhiều cành. - Cây cao khoảng 1,5 m, có khi lên đến 2 m. - Lá mọc cách, phiến lá hình bầu dục, màu xanh đậm. - Hoa rau ngót đơn tính, hình sim; quả hình tròn giống như quả cà nhưng nhỏ hơn. - Rau ngót là cây có nhiều chất bổ, lành tính, đặc biệt cho nhiều Vitamin A, C

    Xem tiếp
  • Trồng rau muống từ hạt lên mơn mởn trong thùng xốp

    2015-06-02 6:45 PM

    Rau muống là một loại rau quen thuộc trong mỗi bữa cơm Việt. Hơn thế nữa, loài rau này cực kì dễ trồng dù từ ngọn hay từ hạt.

    Xem tiếp
  • Bệnh Gỉ Trắng Trên Rau Muống

    2015-06-02 6:45 PM

    Bệnh phát sinh trên lá đôi khi có ở phần thân gần ngọn. Trên lá lúc đầu là những đốm nhỏ màu vàng nhạt ở mặt dưới lá, về sau lớn lên phát sinh lớp bột trắng (ổ bào tử nấm) xung quanh viền vàng, chỗ vết bệnh nổi phồng lên làm lá co lại, mặt trên lá chỗ vết bệnh biến màu vàng.

    Xem tiếp
  • Dễ Trồng Như Mồng Tơi

    2015-06-02 6:45 PM

    Mồng tơi là cây ưa ngày ngắn, sinh trưởng tốt tại những nơi đất thấp trong vùng nhiệt đới. Nhiệt độ thích hợp từ 25 – 30 độ C. Cây mồng tơi mọc nhanh, dây có thể dài đến 10 m.

    Xem tiếp
  • Rau ngoài chợ và sức khỏe Gia Đình bạn

    2015-06-02 6:45 PM

    Đằng sau 'rau bẩn' là cái chết thầm lặng Rau đẹp, mượt mà được “chăm sóc” như thế nào? Với đôi mắt của người tiêu dùng,chỉ có thể nhận biết được rau bị dập nát, úa mùa chứ khó có thể phân biệt đượccác loại rau, củ, quả tươi xanh có bị nhiễm chất kích thích độc hại hay không.

    Xem tiếp


Hợp tác kinh doanh
Hotline: 01235 820 083
Tư vấn trồng rau tại nhà

Tư vấn kỹ thuật
Hotline: 01235 820 083
Tư vấn trồng rau tại nhà

Tư vấn bán lẻ
Hotline: 01695 559 714
Tư vấn trồng rau tại nhà

Tư vấn bán buôn
Hotline: 01235 820 083
Tư vấn trồng rau tại nhà

Chát tư vấn ngay lúc này !