Cẩm nang Cây Rau
Lợi Ích Cây Rau Ngót
Trong những năm gần đây, qua việc sưu tầm các tài liệu có liên quan đến món ăn và dược tính của cây rau ngót, các nhà khoa học nhận thấy cây rau ngót ngày càng được đông đảo người dân quan tâm tìm hỉeu nhằm vừa làm món ăn khoái khẩu vừa làm thuốc chữa trị một số bệnh.
Rau ngót còn có tên bồ ngót, bù ngót, bồ ngọt, bồng ngọt. Để làm thuốc, dùng cây từ 2 năm tuổi trở lên.
Theo đông y, rau ngót tính mát lạnh (nấu chín sẽ bớt lạnh), vị ngọt, có công năng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, hoạt huyết, hoá ứ, bổ huyết, cầm máu, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ. Rau ngót là thang thuốc vừa chữa bệnh vưa bồi bổ, vừa nâng đỡ chính khí vừa trừ tà, tăng sức đề kháng của cơ thể...
Ngoài nhiều vitamin và khoáng, rau ngót rất giàu đạm nên nó được khuyên dùng thay thế đạm động vật nhằm hạn chế những rối loạn chuyển hoá canxi gây loãng xương và sỏi thận. Nó rất tốt cho người cần giảm cân hay đường huyết cao.
Ngoài ra, rau ngót là một loại thực vật hiếm hoi chứa vitamin K, một chất giảm nguy cơ gẫy xương ở người già. Nó cũng có nhiều papaverin-chất mà từ trước chỉ tìm thấy tỏng cây thuốc phiện, giúp giảm cơn đau phủ tạng hạ huyết áp và gây cương cứng dương vật.
Kinh nghiệm dân gian
Lá rau bồ ngót tươi từ trước đến nay được người dân dùng làm thuốc điều trị một số bệnh với các cách dùng được mô tả như sau:
-Trị bệnh tưa lưỡi cho trẻ con: Dùng một nắm lá rau bồ ngót rửa sạch, giã nhỏ rồi cho vào một ít ngước lọc đã được đun sôi, để nguội dần (cho đến khi còn hơi ấm thì dùng), vắt lấy nước, dùng bông gòn hoặc vải mỏng để rơ nước này lên lưỡi, lợi, miệng của người bệnh.
-Trị tưa lưỡi cho người lớn: Dùng nước xay rau bồ ngót (20g rau bồ ngót xay với 300ml nước; su đó lọc bỏ bã) uống két hợp với vitamin 3B (một vào buổi sáng và một vào buổi tối) và một lần uống nước xay rau bồ ngót vào buổi trưa. Kinh nghiệm cho thấy uống trong vài ngày là bệnh sẽ thuyên giảm đáng kể hoặc chấm dứt.
-Chữa sót nhau thai: Dùng một nắm lá rau bồ ngót rửa sạch, giã nhuyễn và cho vào một ít nước đun sôi để nguội, vắt lấy chừng 100ml. Chia làm 2 phần để uống hai lần (mỗi lần cách nhau 10 phút); sau chừng 15-30 phút, nhau sẽ ra hết và sản phụ hết đau bụng. Để chữa sót nhau, có người còn dùng bồ ngót giã nhuyễn rồi đắp vào gan bàn chân, song cần lưu ý là khi nhau đã hết thì cần tháo miếng băng thuốc ra ngay.
-Giải rượu: giã rau ngót lấy nước uống.
Canh mát bổ
Bạn đã có thể tham khảo một số cách nấu canh rau ngót sau:
-Canh bổ dưỡng: Rau ngót nấu canh với thịt lợn nạc hoặc giò sống. Có nơi hay nấu canh rau ngót với trứng tôm, trứng cay, cá rô, cá quả...
-Canh giải nhiệt mùa hè: Rau ngót nấu canh với hến, mát và ngọt đậm đà. Sự phối hợp này lạnh, nên cho thêm lát gừng hoặc nên kiêng với người hư hàn.
-Chữa chức trong xương (không phải sưng đau khớp): Nấu rau ngót với xương lợn để ăn.
-Trị chứng nước tiểu vàng đục và đau vùng thắt lưng: Nấu canh rau bồ ngót với nấm rớm. Mỗi ngày ăn một lần vào buổi cơm chiều. Ăn liên tiếp trong 3-4 ngày sẽ có hiệu quả tốt.