Cẩm nang trồng rau

Trồng su hào tím nhuộm màu cho vườn xinh

Ngày: 2024-11-23 2:20 PM | Xem: 5502

Với màu sắc khá ấn tượng cùng vị ngọt đậm đà, giống su hào tím này hiện nay trở thành một loại củ được các chị em mê làm vườn săn đón mua bằng được hạt giống đem về trồng.

Mặc dù được biết đến khá lâu nhưng thời gian gần đây giống su hào tím lại làm nóng trên khắp các diễn đàn về trồng rau cây cảnh và trở thành đề tài bàn tán xôn xao của các chị em mê làm vườn. Loại cây đặc biệt này có xuất xứ từ Hà Lan và Nhật Bản. Với hình dáng không khác gì giống su hào thường nhưng điểm thú vị là chúng được nhuộm lên mình một màu tím khá bắt mắt. 

Củ của cây su hào tím có dạng hình cầu tròn, sờ cứng. Không chỉ vỏ ngoài mà cả gân và cọng lá đều có màu tím. Theo như một số chị em đã trồng thử và thành công thì đều công nhận rằng loại su hào tím này không chỉ có vẻ ngoài hấp dẫn mà khi ăn rất giòn và vị ngọt đậm đà hơn su hào xanh thông thường. Những chuyên gia nghiên cứu thì cho biết màu tím của chúng là do có chứa nhiều chất anthocyanin mang đến giá trị dinh dưỡng cao rất có lợi cho sức khỏe của con người. Do vậy cũng không lạ gì khi nhiều người tò mò săn lùng hạt giống của loại cây này về trồng trong vườn nhà để lấy củ ăn.

Với hình dáng không khác gì su hào thường nhưng su hào tím mang một dáng vẻ bắt mắt hơn.


Là thực phẩn quen thuộc với người Việt trong bữa ăn hàng ngày vào mùa đông khi mà việc trồng trong vườn loại su hào xanh trở nên quá đỗi bình thường thì sao không thử nhuộm màu cho chúng bằng việc thử loại giống su hào tím mới lạ và độc đáo này. Chắc chắn không chỉ bạn mà cả gia đình sẽ thích thú chờ đợi và ngắm nhìn những củ su hào đặc biệt thế này lớn lên từng ngày.
Tuy là giống mới nhưng su hào tím vẫn giữ những đặc tính sinh trưởng không khác gì giống su hào xanh thông thường bạn hay trồng. Chúng là loại cây ưa khí hậu mát mẻ. Với khí hậu của Việt Nam bạn có thể trồng chúng được quanh năm nhưng phát triển mạnh nhất vào mùa thu đông. Thời vụ trồng khoảng từ tháng 10 cho đến tháng 12. Sau khi trồng khoảng 2 tháng sẽ cho thu hoạch củ. Loại cây này vừa có thể trồng trong hộp xốp vừa có thể trồng trong vườn nhà đều cho ra củ. Chỉ cần bạn chăm sóc cẩn thận đảm bảo khu vườn của bạn sẽ tràn ngập một màu tím của su hào.

Các bước trồng su hào tím thành công:
Bước 1: Hạt giống tốt quyết định tất cả
Thông thường su hào sẽ được trồng bằng cây giống. Nhưng với giống su hào tím này việc mua cây con là khá khó khăn vì hiện việc nhân giống chưa phổ biến nên hiện tại bạn phải trồng bằng hạt. Nên chọn những cửa hàng uy tín sẽ yên tâm về chất lượng hạt giống đem gieo. Với những hạt giống đủ tiêu chuẩn thì tỷ lệ nảy mầm sẽ đạt khoảng trên 80%.

Hạt giống được bảo quản trong túi kĩ càng giúp đảm bảo chất lượng.
Bước 2: Gieo hạt ươm mầm xanh
Sau khi có được hạt giống su hào tím chất lượng ta đem gieo chúng vào những khay chuyên dụng. Đất gieo hạt nên dùng loại đất thịt nhẹ hoặc đất cát pha sẽ cho tỷ lệ nảy mầm cao. Cho đất vào những khay chuyên dụng và gieo hạt đều vào từng ô một. Gieo xong bạn phủ lên bề mặt một lớp đất mỏng và tưới nước tạo độ ẩm kích thích hạt giống nảy mầm.
Nên để khay gieo hạt giống ở nơi thoáng mát và đủ ánh sáng. Luôn luôn duy trì độ ẩm trong đất sẽ giúp hạt nẩy mầm dễ dàng hơn. Từ khi gieo hạt đến lúc nảy mầm chỉ mất khoảng 1 tuần.

Sau 1 tuần hạt đã nhú ra hai lá mầm đầu tiên. 


Chỉ sau một tuần ngắn ngủi những hạt giống đã nảy mầm và chồi non vươn lên mạnh mẽ. Tuy lúc này cây con mới mọc 2 lá mầm nhưng phần thân non đã có màu tím đặc trưng. Từ thời điểm này bạn cần quan tâm chăm sóc chúng nhiều hơn. Thường xuyên tưới nước giữ ẩm để giúp cây non mau lớn. Giai đoạn này sẽ quyết định đến chất lượng cây giống chúng ta đem trồng sau này.
Những cây con khỏe mạnh sẽ nhanh chóng phát triển chiều cao và ra những lá thật. Những cây con còi cọc thấp bé bạn nên loại bỏ vì nếu trồng sẽ cho năng suất không cao, củ không được to và đẹp.

Sau 2 tuần cây đã bắt đầu cho ra những lá thật đầu tiên.


Bước 3: Dọn "nhà" mới
Cây su hào tím sau 2 tuần sẽ đạt chiều cao khoảng 7 cm và đã có một vài lá thật. Lúc này việc trồng trong khay không còn phù hợp nữa. Đã đến lúc bạn phải kiếm cho chúng một nơi ở mới rộng rãi thoải mái hơn. Việc tiếp theo bạn cần làm là tìm cho chúng một chỗ ở mới thoải mái hơn. Bạn có thể trồng su hào tím trong vườn hoặc trong thùng xốp đều được. Trước khi nhổ cây con, bạn dừng tưới nước vài hôm để ép chúng phát triển rễ mới và sau này lấy ra cây mau bén rễ.  Đến lúc nhổ cây bạn nên tưới nước trước một buổi để cây dễ nhổ và hạn chế việc đứt rễ cây.
Đất trồng su hào tím cần được làm sạch cỏ dại, vun xới cho tơi xốp. Vì là loại cây ưa nước nhưng nếu ngập úng thì cây sẽ không sống được. Do đó cần chọn loại đất giàu dinh dưỡng và dễ thoát nước. Trước khi trồng cây con bạn nên bón lót xuống dưới đáy một ít phân hữu cơ như một "món quà khích lệ" cho cây mau bám rễ phát triển. Đem trồng những cây con vào và lấp đất lại cho chặt. Khi trồng xong phải tưới nước ngay, sau đó hàng ngày đều đặn tưới 2 lần cho cây con vào buổi sớm và chiểu mát. Chỉ khoảng 2 đến 3 ngày là cây con sẽ bám rễ và xanh tốt trở lại.
Bạn cần chú ý về khoảng cách trồng cây sao cho hợp lý. Với sân vườn rộng rãi bạn không phải đau đầu xắp xếp "đội quân" tí hon này, nhưng nếu bạn trồng trong hộp xốp thì mỗi hộp chỉ nên trồng tối đa 2 đến 3 cây. Khi phát triển hết tán của su hào tím khá rộng do đó trồng thưa ra sẽ làm chúng thoải mái phát triển sau này củ sẽ to hơn. 

Sau khi được dọn ra nơi ở mới su hào tím sẽ tha hồ trở mình vươn cao mạnh mẽ. 


Bước 4 : Khi cây trở mình "biến hình"
Sau khoảng 2 đến 3 ngày, su hào tím đã bén rễ xanh tốt trở lại. Lúc này cây đã có hình dáng tương đối hoàn chỉnh. Phần thân màu tím từ dưới chạy dọc lên trên các phiến lá hình trứng. Mép lá có hình lượn sóng màu xanh đậm. Su hào tím là dạng cây thảo, phần thân phía dưới phát triển thành củ cách mặt đất vài cm. Khoảng từ 40 ngày trở nên những dấu hiệu hình thành củ bắt đầu xuất hiện và bạn có thể trông thấy rõ sự phát triển đó từng ngày.
Ở giai đoạn này cây su hào tím cần có nhiều chất dinh dưỡng để lớn và hình thành củ. Bạn nên bón thúc bổ sung vào gốc cho cây bằng loại phân hữu cơ NPK có bán trên thị trường với liều lượng quy định. Thường lệ hòa đạm Ure vào nước và tưới cho cây 1 tuần 1 lần cho đến khi thu hoạch. 

Từ khoảng 40 ngày sau khi trồng, những dấu hiệu đầu tiên của việc tạo củ đã bắt đầu xuất hiện. Từ dưới phần gốc cách vài cm, thân phình ra thành củ có hình cầu hơi dẹp. Dần dần theo thời gian, cây tích lũy đủ chất dinh dưỡng và củ càng ngày càng to ra cho đến khi đạt kích thước trưởng thành.

Củ su hào phát triển sau 50 ngày trồng. Lúc này kích thước củ khoảng 5 cm. Các chồi non vẫn đang tiếp tục mọc. 

Càng ngày theo thời gian, kích thước củ su hào tím sẽ càng tăng lên. Các cuống lá xòe rộng sang hai bên và màu sắc sẽ càng tím đậm dần. Bạn vẫn nên bón thúc cho cây thêm phân đạm cho đến lúc gần thu hoạch. Lượng phân bón tăng theo kích thước của củ. Bón thúc lần cuối trước khi thu hoạch một tuần để giúp củ su hào nảy đều và mỏng vỏ. 

Sau hơn hai tháng trồng, kích thước su hào tím đã đạt đường kính khoảng 10 cm. Mặt củ đã bằng và các lá non ngừng sinh trưởng. Đây chính là lúc thích hợp để bạn thu hoạch su hào. Nếu để quá lâu củ sẽ già và hình thành xơ, ăn sẽ không ngon. Cả khu vườn của bạn sẽ được tràn ngập một màu tím bắt mắt của những củ su hào. 

Dùng dao nhẹ nhàng cắt sát phía dưới phần thân củ và cắt bỏ những cuống lá già, là bạn đã có trên tay những củ su hào tím đẹp mắt. Su hào trưởng thành có màu tím thẫm, dạng hình cầu tròn có trọng lượng khoảng 400 gram. Vậy là bạn đã có một loại thực phẩm mới lạ và giàu dinh dưỡng bổ sung thêm cho bữa ăn của gia đình thêm phong phú.

Su hào tím có chứa nhiều chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa và các chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể như: selen, acid folic, vitamin C, kali, magiê và đồng. Không chỉ ngon miệng, su hào còn là loại thực phẩm đem lại giá trị dinh dưỡng khá cao và được dùng để chữa trị nhiều loại bệnh như cảm cúm, ho và mệt mỏi. Chả thế mà su hào tím còn được ví như thần dược giúp bảo vệ sức khỏe trong mùa đông đến. 
Một chú ý nhỏ khi trồng giống su hào tím này là chúng cũng có thể bị nhiễm một số loại sâu bệnh hại cây như rệp, sâu bọ. Thường sâu bệnh sẽ tập trung ở phần nõn củ và lá non mới nhú để chích hút làm cho lá non bị hỏng và củ bị teo đi, su hào không lớn được. Do vậy bạn phải thường xuyên kiểm tra và phát hiện kịp thời để có hướng điều trị đúng cách cho cây. Khi cây có dấu hiệu nhiễm bệnh bạn cần phun thuốc trừ sâu sinh học để ngăn chặn sâu bệnh hại cây.
 

Xem thêm: Hạt Giống Su Hào Tím


Beng Beng
Nguồn ảnh: Laweekly, Kayanosato, Anglerz
(Theo Congluan.vn)


* Mời quý độc giả theo dõi các bài viết, Sản phẩm liên quan trên Fanpage FB/trongrautainha.vn !

Bài viết liên quan
Bạn nên xem !
  • Chữa dị ứng, rôm sảy, mẩn ngứa với rau muống

    2015-06-02 6:45 PM

    Rau muống còn có tên khác là bìm bìm nước, được trồng trong các ao hồ, ruộng nước, những nơi đất ẩm. Có hai loại: rau muống nước và rau muống cạn. 

    Xem tiếp
  • Rau Dền Mọc Khỏe, Trồng Cũng Khỏe

    2015-06-02 6:45 PM

    Rau dền là loại rau mùa hè, mọc rất khỏe. Là loại rau có lá hình thoi hay hình ngọn giáo, thon hẹp ở gốc, nhọn tù, rau dền có bộ rễ khoẻ, ăn sâu nên chịu hạn và chịu nước rất giỏi.

    Xem tiếp
  • Kỹ thuật trồng rau sạch trong thùng xốp tiện lợi

    2015-06-02 6:45 PM

    Tận dụng những thùng xốp bỏ đi cộng với chút cần cù, chẳng mấy chốc bạn sẽ có một vườn rau sạch mini ngay tại nhà mà không phải lo lắng về chất lượng vì rau tự trồng luôn sạch và đảm bảo.

    Xem tiếp
  • Cách Trồng Cải Ngọt An Toàn

    2015-06-02 6:45 PM

    Cải ngọt( Brassica sp; Họ: Crusiferea) là một trong những cây rau dễ trồng, nhanh cho thu hoạch, chỉ từ 25 đến 30 ngày, có thể trồng được nhiều vụ trong năm, do đó sản lượng thu hoạch trên một đơn vị diện tích rất lớn; chi phí đầu tư rất thấp mà lợi nhuận lại rất cao...

    Xem tiếp
  • ỚT CẢNH CHỮA ĐAU LƯNG, TÊ THẤP, MỤN NHỌT

    2015-06-02 6:45 PM

    Người ta đã phân tích trong thịt ớt (loại ớt ta) cũng thấy chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như vitamin C, chất dầu nhựa capsicin (là loại gây đỏ và nóng da) chiếm 25. Còn vị cay của ớt do một loại alkaloid có tên là capsicin nằm trong thành giá noãn và biểu bì của hạt.

    Xem tiếp


Hợp tác kinh doanh
Hotline: 01235 820 083
Tư vấn trồng rau tại nhà

Tư vấn kỹ thuật
Hotline: 01235 820 083
Tư vấn trồng rau tại nhà

Tư vấn bán lẻ
Hotline: 01695 559 714
Tư vấn trồng rau tại nhà

Tư vấn bán buôn
Hotline: 01235 820 083
Tư vấn trồng rau tại nhà

Chát tư vấn ngay lúc này !