|
Tỏi tây được dùng thường xuyên trong các bữa ăn hằng ngày, song ít người biết đến các tác dụng của tỏi tây. Phần thân xanh của loại rau này rất giàu caroten, vitamin C và E - bộ ba vi chất giúp cơ thể đề kháng tốt với cảm cúm và viêm đường hô hấp.
Tỏi tây được dùng thường xuyên trong các bữa ăn hằng ngày, song ít người biết đến các tác dụng của tỏi tây. Phần thân xanh của loại rau này rất giàu caroten, vitamin C và E - bộ ba vi chất giúp cơ thể đề kháng tốt với cảm cúm và viêm đường hô hấp.
Tỏi tây có vị cay, tính ấm, có tác dụng kích thích, làm long đờm. Người ta còn nói đến các tính chất bổ thần kinh, rất dễ tiêu hoá, lợi tiểu, sát khuẩn, nhuận tràng và bổ dưỡng cơ thể. Nhờ có các muối kiềm mà tỏi tây lợi tiểu mạnh.
Tỏi tây thường được dùng làm rau xào ăn với thịt bò, thịt lợn, hoặc làm gia vị cho các món canh thịt... Nó cũng được chỉ định dùng trong các trường hợp khó tiêu, thiếu máu, thấp khớp, thống phong, các bệnh đường niệu, sỏi niệu, nitơ - huyết, suy thận, béo phì, vữa xơ động mạch. Dùng ngoài để chữa áp xe, mụn nhọt, viêm bàng quang, bí tiểu tiện, trĩ, mắt cá và chai chân, vết đốt của sâu bọ, vết thương và dùng rửa mặt.
Đặc biệt các nghiên cứu cho thấy, đường thực vật trong phần đầu trắng của cây tỏi và muối kali trong phần thân là những chất bổ sung năng lượng mà không gây béo. Tỷ lệ muối không đáng kể trong tỏi tây giúp giảm nhẹ gánh nặng sàng lọc chất độc của thận. Trong loại rau này lại có nhiều chất xơ, phủ lên thành dạ dày một lớp "men" đặc biệt xóa cảm giác đói. Chính vì vậy, món salad với tỏi tây hoặc tỏi xào suông là thực đơn lý tưởng cho người ăn kiêng. Không những thế, caroten, vitamin C và E trong thân xanh của tỏi giúp bảo vệ tế bào trước sự tấn công của không khí ô nhiễm và các chất phóng xạ.
Tỏi tây còn có một số công dụng ít được biết đến như làm đẹp da và tẩy những nốt mụn mới xuất hiện. Uống nước sắc từ tỏi tây sẽ làm cho cơ thể tỉnh táo, đỡ đau họng và thanh giọng.
Tỏi tây có thời gian sinh trưởng dài 6-8 tháng. Thông thường tỏi tây được gieo bằng hạt, nhổ cây con đem trồng. Cũng có thể dùng nhánh (gọi là tỏi dẻ) để trồng.
Kỹ thuật trồng:
- Giống: Trong sản xuất, giống tỏi lùn là tốt nhất. Giống này có đoạn thân từ cổ rễ đến phần lá dài 10-15 cm, đường kính thân 3-4 cm, lá rộng 4-5 cm. Lá hình lưỡi mác.
Sau khi gieo 10-15 ngày thì mọc.
Phần thân có màu trắng.
- Gieo hạt: Gieo trong tháng 3. Lượng hạt giống gieo là 2 g/m2. Khi cây mọc, cần có mái che, bảo vệ cho cây con qua mùa hè. Đến tháng 8-9 nhổ cây con đem cấy ra ruộng. Thu hoạch các tháng 10-11.
Có thể tỉa nhánh cây con, cấy trong tháng 3 và thu hoạch vào tháng 6.
- Đất trồng: Đất trồng tỏi tây cần thoát nước, thoáng, có độ phì nhiêu cao.
Sau khi làm đất kỹ, cần lên luống cao.
Bón lót: phân chuồng, phân hữu cơ hoai mục
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn!
20.000đ
15.000đ
25%
50.000đ
42.000đ
100.000đ
Liên hệ
25.000đ
20.000đ
Liên hệ
Liên hệ
65.000đ
60.000đ
Liên hệ
25.000đ
20.000đ
Liên hệ
Liên hệ
20.000đ
17.000đ